-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đối tượng cần bổ sung kẽm mà có thể nhiều người chưa biết
18/05/2023
Kẽm là một dưỡng chất rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Vậy đối tượng cần bổ sung kẽm bao gồm những ai? Phần nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này. Hãy cùng theo dõi thêm nhé!
Vai trò của kẽm đối với sức khỏe con người
Kẽm có tác dụng giúp tăng sinh tế bào từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của thai nhi sau khi được sinh ra cho đến sau này. Việc bổ sung kẽm là điều vô cùng cần thiết đối với trẻ nhỏ và cả người lớn bởi dưỡng chất này có mặt hầu hết ở mọi cấu trúc tế bào.
Không chỉ vậy, kèm còn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh học trong cơ thể như: Phân giải tổng hợp protein, điều hòa chất chuyển vận thần kinh, điều hòa chức năng nội tiết tố của tuyến yên,... hay tăng cường khả năng miễn dịch và chống nhiễm khuẩn của cơ thể.
5 đối tượng cần bổ sung kẽm có thể bạn chưa biết
Kẽm đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Bất kỳ ai cũng cần có dưỡng chất này trong cơ thể, tuy nhiên, có 5 nhóm đối tượng cần đặc biệt bổ sung dưỡng chất này. Vậy đối tượng cần bổ sung kẽm đó là ai?
Trẻ em
Kẽm có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ em từ giai đoạn sau sinh đến khi trưởng thành. Dưỡng chất này giúp cho bé ăn ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thu chất đạm phân chia tế bào bảo vệ vị giác, khứu giác, kích thích sự phân chia tế bào để phát triển chiều cao.
Không chỉ vậy, kẽm còn làm tăng hệ miễn dịch cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp trẻ hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, truyền nhiễm.
Phụ huynh có thể bổ sung thêm kẽm cho trẻ qua chế độ ăn uống hàng ngày, các loại sữa hay thực phẩm bổ sung như nước hồng sâm. Cung cấp lượng kẽm đầy đủ mỗi ngày sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bé được tốt hơn.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai và người cho con bú cũng là một trong những đối tượng cần bổ sung kẽm cần đặc biệt lưu ý. Bổ sung dưỡng chất đầy đủ sẽ giúp mẹ có một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh, cân bằng nội tiết tố, có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ trong giai đoạn mang thai và phát triển sau này…
Mẹ đang cho con bú hay mang thai có thể bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, sử dụng các thực phẩm bổ sung như sữa để tăng cường. Tuy nhiên, các mẹ cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn.
Lưu ý, với phụ nữ đang mang thai và người cho con bú nên hạn chế sử dụng nước hồng sâm trong giai đoạn này để đảm bảo vấn đề an toàn cho cả mẹ và con.
Người già
Đối với người cao tuổi, việc bổ sung kẽm cũng là một trong những hoạt động thiết yếu không nên bỏ qua. Nhóm đối tượng cần bổ sung kẽm có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh và thời gian khỏi bệnh cũng sẽ lâu hơn bình thường.
Chính vì vậy, để nâng cao hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, việc bổ sung kẽm cho người già là cách làm đơn giản và thiếu yếu nhất.
Người ăn chay
Bữa ăn của người ăn chay thường sử dụng các loại thực phẩm như đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt hay các sản phẩm từ sữa. Chúng có hàm lượng kẽm lớn, tốt cho sức khỏe. Nhưng bên cạnh đó, trong các loại thực phẩm này còn có cả acid phytic có thể gây ức chế hấp thụ kẽm và tăng bài tiết dưỡng chất này ra khỏi cơ thể.
Chính vì thế, người ăn chay, đặc biệt là người ăn chay trường cần bổ sung nhiều hơn 50% lượng kẽm trong chế độ dinh dưỡng. Bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa kẽm trong bữa ăn để hạn chế nguy cơ thiếu chất như các loại đậu, đỗ, ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây tươi…
Người thiếu máu
Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, những người thiếu máu, đặc biệt là người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm thường sẽ có nồng độ kẽm thấp hơn so với bình thường, nhất là trẻ em. Do đó, nhóm đối tượng này đặc biệt cần được bổ sung kẽm để cân bằng hàm lượng dưỡng chất trong cơ thể.
Người thiếu máu có thể bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm bổ sung như sữa, thịt bò, các loại rau củ quả…trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích, chia sẻ về những đối tượng cần bổ sung kẽm để bạn đọc tham khảo. Hy vọng, bạn đã biết thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân mình và người thân được tốt hơn.