Trẻ chậm phát triển chiều cao: nguyên nhân, cách khắc phục

28/03/2024

 

Sự phát triển chiều cao của bé luôn là mối bận tâm của rất nhiều cha mẹ. Vậy nguyên nhân của việc trẻ chậm phát triển chiều cao là gì? Cách để khắc phục tình trạng này ra sao? Hãy cùng Hanmi Việt Nam tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Trẻ chậm tăng trưởng là gì?

Chậm tăng trưởng là tình trạng chiều cao của trẻ không đạt chuẩn theo các mốc tăng trưởng của từng độ tuổi. 

Một số biểu hiện dễ nhận thấy ở trẻ chậm phát triển chiều cao như:

  • Trẻ thấp hơn các bạn đồng trang lứa

  • Trẻ thấp hơn các anh chị em trong nhà ở cùng độ tuổi

  • Chiều cao tăng lên trong 1 năm của trẻ ít hơn 5cm

  • Quần áo của trẻ mặc rất lâu mới thấy chật và phải thay

Khi quan sát thấy trẻ có các dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu can thiệp kịp thời, trẻ sẽ đạt được mốc chiều cao bình thường khi trưởng thành.

Hầu hết ba mẹ đều không nắm rõ được tiêu chuẩn về chiều cao của trẻ theo từng độ tuổi. Do đó, khi biết được chiều cao của trẻ, ba mẹ cũng không xác định được trẻ có đang gặp phải tình trạng chậm phát triển chiều cao hay không. 

Tùy theo giới tính và lứa tuổi, ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ sẽ có tiêu chuẩn về chỉ số chiều cao khác nhau. Ví dụ như: 

  • Trẻ sơ sinh: Chiều cao từ 48 đến 52 cm, trung bình là 50 cm.

  • Trẻ từ 0 đến 11 tháng tuổi: Trẻ tăng khoảng 20 đến 25 cm.

  • Trẻ từ 1 đến 4 tuổi: Chiều cao tăng trung bình 10cm mỗi năm.

  • Trẻ từ 4 đến 11 tuổi: Tăng trung bình từ 5 đến 7 cm mỗi năm.

  • Trẻ trong độ tuổi dậy thì: Có sự tăng trưởng chiều cao vượt bậc. Bé gái tăng khoảng 6 đến 10 cm mỗi năm. Bé trai tăng từ 6.5 đến 11 cm mỗi năm

Nếu chiều cao của trẻ thấp hơn 10% so với chiều cao trung bình, thì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang chậm phát triển. 

Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao

Do yếu tố di truyền

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia (Hoa Kỳ), di truyền có thể quyết định đến 80% chiều cao của con người. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cho thấy có khoảng 10.000 biến thể gen phổ biến ảnh hưởng đến chiều cao của một người. Do đó, chiều cao của trẻ cũng phụ thuộc vào yếu tố di truyền, cụ thể là chiều cao của bố mẹ. Nếu bố mẹ cao thì con thường cũng sẽ cao và ngược lại.

Do dinh dưỡng kém

Dinh dưỡng có thể quyết định từ 20 – 32% chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Để phát triển được chiều cao, trẻ cần được bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt các chất tham gia vào quá trình hình thành, xây dựng cấu trúc xương như canxi, photpho, magie, collagen, sắt, kali, vitamin D và các vitamin, khoáng chất khác. Do đó nếu chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt các chất này, lâu dần trẻ sẽ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng thể thấp còi, chậm lớn.

Do ít vận động

Một nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển chiều cao đó chính là do trẻ ít vận động hoặc vận động không thường xuyên. Hoạt động vận động thường xuyên giúp kích thích cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng, cũng như tăng cường sự phát triển của xương và cơ. Trẻ cần tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc thể dục định kỳ để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và đạt được chiều cao tối ưu. Đồng thời, hoạt động vận động cũng giúp cải thiện tư duy, tăng cường khả năng tập trung và giảm căng thẳng, đều đặn mỗi ngày. Nếu trẻ ít vận động, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vận động như chạy nhảy, đạp xe, bơi lội, hoặc tham gia các bài tập tăng cường chiều cao như kéo giãn cơ thể, nhảy dây. Đồng thời, quản lý thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại di động để trẻ dành thời gian nhiều hơn cho hoạt động vận động là cách hiệu quả để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cách khắc phục chậm phát triển chiều cao cho trẻ

Hình thành một chế độ sinh hoạt khoa học

Các hormone tăng trưởng thường tiết ra vào giấc ngủ đêm của trẻ. Vậy nên việc trẻ ngủ đủ giấc sẽ kích thích sự sản sinh của hormone và tránh tình trạng thiếu hụt hormone. Chính vì thế, ba mẹ hãy rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc. Thời gian ngủ lý tưởng là từ 10h tối đến 6h sáng hôm sau, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Việc ngủ đúng giờ sẽ giúp trẻ sản sinh ra hormone tăng trưởng GH, kích thích phát triển chiều cao.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ, tránh được tình trạng thiếu chất. Mẹ có thể bổ sung thêm vào thực đơn mỗi ngày của con những thực phẩm giúp trẻ cải thiện chiều cao. Nước hồng sâm tăng cao hanmi tenten sẽ là một lựa chọn hiệu quả cho mẹ khi muốn phát triển chiều cao của trẻ.  Hanmi Tenten là loại đồ uống duy nhất có chiết xuất từ hồng sâm 6 năm tuổi kết hợp cùng thành phần trái cây cô đặc dùng được cho bé từ 1 tuổi, bổ sung canxi & dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ tăng chiều cao trong giai đoạn vàng.

  • Bổ sung đầy đủ và cân đối các dưỡng chất thiết yếu có tác động trực tiếp tới chiều cao, vóc dáng, cung cấp đầy đủ CANXI & vitamin D… hỗ trợ tối đa phát triển chiều cao cho trẻ.

  • Bổ sung Kẽm thúc đẩy quá trình hấp thụ và tăng chiều cao cho trẻ.

Tăng cường cho trẻ vận động thể chất

Tăng cường cho trẻ vận động thể chất chính là một bước quan trọng để trẻ phát triển chiều cao. Theo nghiên cứu, việc vận động thể chất thường xuyên sẽ thúc đẩy các khớp cơ xương và cơ được kéo giãn hơn, đồng thời cũng kích thích cơ thể trẻ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng GH, giúp tăng chiều cao cho hiệu quả.

Trên đây là những thông tin mà Hanmi Việt Nam muốn cung cấp tới các mẹ về tình trạng chậm phát triển chiều cao của trẻ hiện nay. Hy vọng ba mẹ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của con mình cũng như cách khắc phục hợp lý để giúp trẻ phát triển tốt nhất.

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền: