Chế độ ăn cho bé kém hấp thu dinh dưỡng

14/01/2023

 

Kém hấp thu dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy dinh dưỡng và kéo theo các bệnh về đường tiêu hoá. Vậy trẻ kém hấp thu dinh dưỡng mẹ phải làm sao? Chế độ ăn cho bé kém hấp thu như thế nào? Cùng Hanmi tìm hiểu nhé.

Hiểu đúng về tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Hấp thu kém có thể xuất hiên ở mọi em bé ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ

 

Bình thường, khi ăn uống các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, cơ thể sẽ tự động hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Nhưng với trẻ kém hấp thu thì dù vẫn ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hoá của trẻ lại không thể hấp thu được thức ăn hoặc hấp thu một phần rất nhỏ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 

Vậy trẻ kém hấp thu biểu hiện như thế nào? Mẹ hãy quan sát một số dấu hiệu ban đầu chứng tỏ trẻ kém hấp thu dinh dưỡng để có phương án xử lý kịp thời, nhanh chóng nhé:

  • Trẻ có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

  • Trẻ có sức đề kháng yếu, thường xuyên ốm vặt và mắc các bệnh nhiễm trùng.

  • Trẻ sụt cân, không tăng cân trong thời gian dài hoặc tăng cân rất chậm.

  • Da trẻ khô ráp, dễ bị bầm tím dù chỉ là những va chạm rất nhẹ.

  • Trẻ hay quấy khóc, dễ kích động, cáu gắt.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Tình trạng kém hấp thu có thể đến từ nhiều nguyên nhân, ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình chăm sóc bé

 

  • Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện: Trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hoá của bé còn chưa phát triển hoàn thiện, theo đó là khả năng miễn dịch còn non kém nên rất dễ mắc phải các bệnh liên quan đến rối loạn đường tiêu hoá, kém hấp thu dinh dưỡng.

  • Chế độ ăn không hợp lý: Rất nhiều cha mẹ cho con ăn dặm từ quá sớm, ăn các thức ăn không phù hợp với độ tuổi hoặc ăn không đúng bữa… Thói quen này kéo dài lâu có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của trẻ dẫn đến tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng.

  • Bé bị loạn khuẩn ruột: Loạn khuẩn ruột là tình trạng không hề hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Bé bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến các bệnh tiêu hoá và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.

Chế độ ăn cho bé kém hấp thu dinh dưỡng

Khi mới phát hiện trẻ có các dấu hiệu của kém hấp thu dinh dưỡng, mẹ có thể cải thiện ngay bằng cách xây dựng cho con chế độ ăn hợp lý thông qua các thực phẩm dễ hấp thu. Dưới đây là gợi ý của chuyên gia về các thực phẩm phù hợp với bé kém hấp thu dinh dưỡng.

Chế độ ăn lành mạnh, đủ chất giúp bé hấp thu tốt hơn

  1. Các thực phẩm giàu đạm

  • Sữa: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc đã cai sữa thì có thể bổ sung thêm sữa công thức hoặc sữa tươi phù hợp với độ tuổi của con để đảm bảo bé luôn được nạp năng lượng và các thành phần dinh dưỡng thiết yếu.

  • Trứng: Trứng rất giàu chất đạm, chất béo cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Chất đạm có trong trứng mang đầy đủ các acid amin cần thiết với tỷ lệ cân đối giúp trẻ dễ dàng hấp thu. Mẹ nên ưu tiên cho bé ăn lòng đỏ vì trong lòng đỏ nguồn dinh dưỡng dồi dào.

  • Thịt: Thịt là thực phẩm không thể thiếu đối với các bé kém hấp thu dinh dưỡng. Khi trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể cho bé ăn thịt nạc vai, thịt mông sấn để tăng thêm năng lượng cho trẻ.

  • Tôm, cua, cá: Trong thành phần hải sản có hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ tiêu hoá hơn thịt. Ngoài ra trong các thực phẩm này còn có nhiều canxi, photpho rất tốt cho hệ xương của trẻ, phòng ngừa bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ.

  1. Các thực phẩm giàu chất béo

Các thực phẩm giàu chất béo không thể thiếu trong thực đơn của bé kém hấp thu. Cùng một hàm lượng nhưng chất béo sẽ cung cấp gấp đôi năng lượng cho bé so với chất đạm và tinh bột. Các acid béo no cần thiết cho sự chuyển hoá trong cơ thể và góp phần không nhỏ vào quá trình hấp thu dinh dưỡng. 

Rau củ quả là nguồn bổ sung dưỡng chất quan trọng thường thiếu hụt trong khẩu phần ăn của trẻ nhỏ

  1. Các thực phẩm giàu glucid

Các thực phẩm giàu glucid như gạo, mì giúp cung cấp năng lượng cho trẻ hiệu quả. Mẹ có thể thường xuyên thay đổi giữa gạo, mì, ngũ cốc để bé không bị ngán, bé thích ăn và hấp thu tốt hơn.

  1. Bổ sung vitamin và chất xơ từ rau củ, trái cây

Để cung cấp đủ chất xơ, các vitamin cần thiết và các yếu tố vi lượng quan trọng với cơ thể, mẹ cần cho bé uống đủ nước, ăn đủ rau củ và trái cây. Nếu bé không hợp tác ăn trái cây và lười ăn rau, mẹ có thể thay thế bằng nước ép hoặc các loại nước trái cây đóng hộp giàu dinh dưỡng (với bé trên 1 tuổi).

Nước trái cây hồng sân Hanmi là lựa chọn phù hợp cho trẻ kém hấp thu

 

Một gợi ý cho mẹ đó là nước trái cây hồng sâm Hanmi TenTen Hàn Quốc. Đây là sản phẩm duy nhất kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi và men vi sinh, giúp cung cấp gấp đôi năng lượng, kích thích vị giác, tăng cường hấp thu, tăng sức đề kháng và giảm ốm vặt hiệu quả. Nước trái cây hồng sâm Hanmi có vị ngọt tự nhiên từ trái cây kết hợp với vị ngọt từ đường cỏ ngọt nên rất dễ uống, bé nào cũng thích mê. Không khó để nhận thấy sản phẩm này sẽ là trợ thủ đắc lực cho mẹ để bổ sung dưỡng chất cho bé yêu, đặc biệt là các bé lười ăn, hấp thu kém.

Kết luận

Kém hấp thu dinh dưỡng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng cần được điều trị đúng cách và kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của bé. Cách đơn giản nhất là mẹ hãy xây dựng cho bé một chế độ ăn khoa học, hợp lý với các thực phẩm dễ hấp thu. Mẹ nên áp dụng càng sớm càng tốt để cải thiện tình trạng nhanh chóng và hiệu quả nhé.

Xem thêm: Cách tăng đề kháng cho bé an toàn hiệu quả.

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền: