Chế độ ăn uống vào con không vào mẹ - con khỏe mạnh còn mẹ mi nhon

30/11/2023

 

Chế độ ăn uống khi mang thai luôn được các mẹ bầu đặc biệt quan tâm, bởi tất cả những gì mẹ nạp vào cơ thể cũng sẽ đều tác động đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu mẹ muốn biết cách ăn uống khoa học để con hấp thu dinh dưỡng tốt, mẹ không bị tăng cân nhiều thì hãy thực hiện theo những gợi ý dưới đây nhé. 

Tăng cân mất kiểm soát là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng.

Không bỏ bữa sáng

Nhiều mẹ bầu lo ngại việc mình tăng cân quá nhiều nên cắt giảm bữa ăn sáng, nhưng đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Mẹ bầu nên duy trì thói quen ăn sáng đều đặn bằng những thực phẩm lành mạnh để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Nếu thường xuyên bỏ ăn sáng sẽ khiến mẹ không đủ năng lượng, dẫn đến mệt mỏi, ủ rũ, chóng mặt. Việc bị đói do nhịn bữa sáng có thể khiến mẹ ăn nhiều hơn vào bữa sau, như vậy cân nặng sẽ càng tăng nhanh mất kiểm soát. 

Mẹ bầu nên uống đủ nước

Uống nhiều nước mỗi ngày không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể mẹ hoạt động trơn tru hơn mà còn giúp mẹ hạn chế được các cơn đói quấy rầy và giảm thiểu cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mẹ bầu “uống nước thay cơm” vì sẽ dẫn đến tình trạng khó chịu, cồn cào bụng. Mỗi ngày mẹ chỉ nên uống đủ từ 2,5 - 3 lít nước thôi nhé. 

Mẹ bầu cần uống đủ từ 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày.

Hạn chế ăn vặt

Mẹ bầu nên hạn chế ăn vặt, đặc biệt là những đồ ăn sẵn không lành mạnh như snack hay các loại đồ ngọt như kẹo, bánh để nếu không muốn bị tăng cân mất kiểm soát và tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra mẹ cũng không nên ăn quá mặn vì chế độ ăn nhiều mặn sẽ khiến mẹ phải đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp hay phù nước ở tay, chân. 

Ăn chậm nhai kỹ

Khi mang thai, hormone trong cơ thể bị thay đổi nên dẫn đến cảm giác bị đói nhanh hơn dẫn đến việc ăn nhiều hơn. Mẹ có thể thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày của mình từ những điều nhỏ nhất. Thay vì ăn nhanh nhanh chóng chóng để thỏa mãn cơn đói thì mẹ nên ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày có cảm giác nhanh no. Điều này giúp mẹ kiểm soát cơn thèm ăn và mẹ cũng cảm nhận được hương vị món ăn một cách rõ ràng hơn. 

Ăn chậm nhai kỹ là thói quen tốt mẹ bầu cần duy trì.

Nên chia nhiều bữa phụ

Ngoài 3 bữa chính, mẹ bầu có thể chia nhỏ khẩu phần của mình thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Việc này giúp mẹ nạp đủ lượng calo và dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé, đồng thời không phải ăn quá no vào 1 bữa khiến mẹ khó chịu và bị tăng axit dịch vị. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày còn giúp mẹ ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích mỡ thừa, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh. 

Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Rau xanh chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp mẹ no lâu hơn, đồng thời giảm thiểu các vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp khi mang bầu như đầy hơi, khó tiêu, táo bón. Trái cây giúp mẹ cung cấp lượng lớn vitamin cho cơ thể, giúp mẹ nạp năng lượng, chống đói tức thì, con yêu cũng sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. 

Ngoài việc ăn trực tiếp, mẹ có thể ép nước trái cây để uống mỗi ngày cũng rất tốt đó nhé. Nếu không có thời gian tự làm nước ép, mẹ có thể sử dụng các loại nước ép đóng hộp có sẵn trên thị trường, nhưng phải đảm an toàn, không gây ra tác dụng phụ cho mẹ bầu và thai nhi. Chẳng hạn như nước trái cây Hanmi ABC được làm từ trái cây hữu cơ, không thêm đường hóa học, không có chất tạo màu tạo mùi và không có chất bảo quản nên an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Nước trái cây ABC giúp mẹ bổ sung vitamin, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu hiệu quả, vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại vừa không lo tiểu đường thai kỳ hay tăng cân quá nhiều.

Nước trái cây Hanmi ABC giúp mẹ bổ sung dưỡng chất cần thiết mà không bị tăng cân quá nhiều. 

Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu đầy đủ dinh dưỡng mà không tăng cân nhiều

  • Tinh bột: Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn 2-3 bát cơm, buổi sáng có thể thay cơm bằng bánh mì hoặc khoai lang, khoai tây. 

  • Chất đạm: Mẹ bầu nên luân phiên thay đổi các thực phẩm trong tuần, tốt nhất nên sử dụng thịt lợn nạc, thịt gà, thịt bò, các loại cá, tôm, hải sản. 

  • Rau xanh: Rau xanh cần có mặt trong mỗi bữa ăn của mẹ để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất xơ, giảm tình trạng táo bón. Mẹ nên ăn những loại rau có màu đậm, vì chúng chứa nhiều axit folic rất tốt cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. 

  • Trái cây: Mẹ có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nước ép, sinh tố để dùng vào các bữa phụ trong ngày. 

  • Sữa: Mẹ bầu nên uống từ 2-3 ly sữa tươi không đường mỗi ngày. Thời điểm uống sữa lý tưởng nhất là sau bữa ăn chính khoảng 2 tiếng. 

  • Nước: Cơ thể mẹ bầu cần được cung cấp đủ từ 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày, đã bao gồm sữa, canh, súp và nước có trong trái cây. 

Kết luận

Trên đây là gợi ý chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu khoa học, mẹ hãy áp dụng nhé. Đừng quên dành thời gian vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để cơ thể dẻo dai, thúc đẩy hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời giảm thiểu tình trạng tăng cân mất kiểm soát mẹ nhé. 

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng “chuẩn khoa học” dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu. 

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền: