Trẻ đi mẫu giáo, mẹ cần chăm sóc dinh dưỡng cho con như thế nào?

09/02/2023

 

Trẻ bước vào độ tuổi mẫu giáo sẽ có nhiều thay đổi cả về tâm lý lẫn thể chất. Cha mẹ cần hết sức quan tâm đến con, đặc biệt là bổ sung dinh dưỡng cho con chuẩn và khoa học. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo, cha mẹ hãy tham khảo nhé.

Vai trò dinh dưỡng hợp lý đối với trẻ mầm non

Các bé trong giai đoạn mầm non thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe nên cần đặc biệt quan tâm

Khi bé mới đi mẫu giáo, do môi trường thay đổi nên tâm lý bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Bé có thể bị stress, sợ hãi, biếng ăn, nếu cha mẹ không chăm sóc tốt về dinh dưỡng có thể khiến bé gặp nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, suy giảm đề kháng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. 

Hơn nữa, bé ở độ tuổi 1-3 tuổi bắt đầu biết tò mò, khám phá, hình thành các thói quen ăn uống. Cha mẹ xây dựng cho bé chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp không chỉ giúp bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện mà còn giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt trong suốt những năm về sau.

Khẩu phần ăn của trẻ mới đi mẫu giáo cần những gì?

Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ mầm non cần đủ chất, dễ hấp thu

Để xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ trong độ tuổi mẫu giáo cha mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng. Trong khẩu phần ăn của bé cần đảm bảo những điều sau:

  • Khẩu phần ăn phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho bé mỗi ngày để bé có thể tham gia các hoạt động thể chất như học tập, vui chơi. Để đảm bảo nguyên tắc này, khẩu phần ăn của bé cần cân đối các nhóm nhóm chất cơ bản bao gồm chất đạm, chất xơ, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

  • Thực đơn ăn uống của trẻ mẫu giáo nên được thay đổi đa dạng mỗi ngày để kích thích khẩu vị của bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn mà không bị ngán vì phải ăn một món trong nhiều ngày liên tiếp.

  • Xây dựng khẩu phần ăn theo mùa và sở thích của bé. Chẳng hạn như vào mùa hè nên ưu tiên bổ sung các món nhiều nước, thanh lọc cơ thể, các loại nước trái cây… Còn mùa đông thì ưu tiên các món chiên xào, hầm nhừ. Mẹ nên ưu tiên sử dụng thực phẩm theo mùa nhằm tăng tính đa dạng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Luôn nhớ chọn thực phẩm sạch, tươi, không chứa chất bảo vệ thực phẩm để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hệ tiêu hóa của bé nhé. 

Nên và không nên cho trẻ mẫu giáo ăn thực phẩm nào?

Trẻ mẫu giáo thuộc độ tuổi đang trên đà phát triển nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý rất nhiều trong việc lựa chọn thực phẩm và theo dõi quá trình ăn uống của bé

Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cho bé qua các bữa ăn giúp bé tăng cường đề kháng tự nhiên

Những thực phẩm nên sử dụng: 

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Trong sữa có nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi. Hàm lượng lớn canxi trong sữa sẽ giúp bé có hệ xương chắc khỏe, phát triển cao lớn hơn. 

  • Rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây giúp bổ sung lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất cho bé. Tuy nhiên ở độ tuổi này đa số các bé đều rất lười ăn rau, củ, quả nên mẹ có thể thay thế bằng nước ép trái cây, nước hồng sâm Hanmi…

  • Các chất béo lành mạnh: có trong dầu thực vật, dầu olive, bơ, phô mai… Chất béo lành mạnh giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn.

Những thực phẩm không nên sử dụng: 

  • Đồ uống có gas và những đồ ăn, nước uống nhiều đường. Những thực phẩm này có thể làm bé bị tăng cân mất kiểm soát, đồng thời khiến bé dễ mắc các bệnh về răng miệng như sâu, sún, mòn chân răng.

  • Các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.

  • Các món ăn quá khô, cứng có thể làm bé khó nhai, dễ bị hóc, nghẹn rất nguy hiểm.

Một số lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

Trẻ mầm non cần được quan tâm kỹ đến vi chất và dưỡng chất bổ sung

Bên cạnh việc xây dựng cho bé chế độ ăn khoa học, hợp lý, mẹ cũng cần để ý đến các vi chất quan trọng để bổ sung cho bé, chẳng hạn như: vitamin A, C, D, sắt. Vì thiếu những chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé:

  • Thiếu vitamin A: Khiến bé dễ bị khô mắt, khô da, chậm lớn, hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp trên như ho, sổ mũi…

  • Thiếu vitamin D: Ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi, khiến bé chậm tăng trưởng chiều cao. Thiếu vitamin D cũng làm bé trằn trọc, khó ngủ.

  • Thiếu vitamin C: Làm cho da bé bị khô, bé dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, sức đề kháng kém.

  • Thiếu sắt: Làm cho bé bị thiếu máu, quấy khóc, kém tập trung, ngủ không ngon giấc.

Nước trái cây hồng sâm Hanmi - người bạn đồng hành thân thiết của trẻ mẫu giáo

Nước trái cây hồng sâm Hanmi TenTen là sản phẩm chứa hồng sâm duy nhất dùng được cho bé từ 1 tuổi

Ngoài việc xây dựng thực đơn khoa học, đa dạng, phong phú, mẹ có thể cho bé dùng thêm sản phẩm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả là nước trái cây hồng sâm Hanmi. Trong nước trái cây hồng sâm Hanmi có chứa hàm lượng lớn:

  • Canxi: Giúp bé tăng chiều cao hiệu quả trong giai đoạn vàng.

  • Kẽm: Giúp bé lanh lợi, hoạt bát, tăng khả năng hấp thu.

  • Vitamin C: Hình thành mạch máu, sụn và cơ, giúp bé tăng đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Đặc biệt nước trái cây hồng sâm Hanmi được làm từ hồng sâm 6 năm tuổi, có tác dụng hỗ trợ bé tăng đề kháng, giảm ốm vặt, giúp bé lanh lợi, ghi nhớ và tập trung tốt hơn. Được bổ sung thêm thành phần nước trái cây cô đặc nên nước trái cây hồng sâm Hanmi có vị hoa quả tự nhiên đặc trưng, không nồng mùi sâm, dễ uống đối với các bé trong độ tuổi mẫu giáo. 

Trên đây là một vài lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo mà cha mẹ cần biết. Khi được chăm sóc dinh dưỡng tốt, bé khỏe mạnh, lanh lợi, ít ốm vặt, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, cha mẹ mới có thể yên tâm cho con đến trường được đúng không nào?

Xem thêm: Chế độ ăn cho bé kém hấp thu dinh dưỡng.

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền: